Thế chiến II và thời kỳ hậu chiến (1939–47) Chiến_tranh_Lạnh

Quan hệ châu Âu đầu Thế chiến 2 (1939-41)

Quan hệ của Liên Xô với phương Tây càng xấu đi khi Anh - Pháp ký với Đức Quốc xã bản Hiệp ước Munich, làm ngơ cho Đức chiếm Tiệp Khắc. Liên Xô cho rằng Anh - Pháp đã cố tình làm ngơ cho Đức để mong nước này tấn công Liên Xô. Để trả đũa, một tuần trước khi Thế chiến II nổ ra, Liên bang Xô viết và Đức ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, trong đó thoả thuận không giao chiến và phân chia vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước.[25] Bắt đầu một tuần sau đó, vào tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan và phân chia ảnh hưởng tại phần còn lại của Đông Âu theo những thỏa thuận tại Hiệp ước.[26][27] Thực chất, bản Hiệp ước giống như một thỏa thuận "câu giờ" nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn giữa 2 đối thủ, và cả Đức lẫn Liên Xô đều biết rằng chiến tranh giữa 2 nước sắp xảy ra.

Trong một năm rưỡi tiếp theo, họ đã tham gia vào một mối quan hệ kinh tế trên diện rộng, trao đổi với nhau các vật liệu cần thiết cho cuộc chiến tranh[28][29] cho tới khi Đức phá vỡ Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô qua lãnh thổ hai quốc gia đã bị phân chia từ trước.[30]

Đồng minh chống Phe Trục (1941-45)

Trong nỗ lực chiến tranh chung của mình, bắt đầu từ năm 1941, người Liên Xô nghi ngờ rằng người Anh và người Mỹ đã âm mưu để người Liên Xô phải chịu gánh nặng chiến đấu chống Phát xít Đức. Theo quan điểm này, các Đồng minh phương Tây đã cố tình trì hoãn việc mở một mặt trận chống Phát xít thứ hai nhằm chỉ tham chiến ở thời điểm cuối cùng và đặt ra những quy định cho hoà bình.[31] Vì thế, những nhận thức của Liên Xô về phương Tây đã để lại một sự căng thẳng ngầm và thù địch mạnh giữa các cường quốc Đồng Minh.[32]

Hậu chiến và những mâu thuẫn ban đầu

Hội nghị Yalta

Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston ChurchillChủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich StalinYalta (thuộc bán đảo Krym, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của ĐứcBa Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương.

Bộ ba Anh - Mỹ - Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức. Stalin yêu cầu Đức bồi thường 20 tỷ đô la tiền chiến phí, nhưng bị bác bỏ tại hội nghị.

Ba nhà lãnh đạo phe Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt muốn Stalin tuyên chiến với Nhật, đánh đổ phát xít Nhật. Stalin đồng ý.

Ba Lan, dưới sự giám sát của Hồng quân Liên Xô, có lẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trong hội nghị, Stalin bác bỏ thỉnh cầu mang chính quyền Ba Lan về trạng thái trước thế chiến. Theo Stalin, Liên Xô sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho Ba Lan. Ông đồng ý cho Ba Lan bầu cử tự do dựa trên nền tảng chính quyền cộng sản chủ nghĩa.

Sự thành lập của Liên Hiệp Quốc

Cũng tại hội nghị Yalta, bộ ba đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc. Một tổ chức tương tự Hội Quốc Liên cũng đã được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không hiệu quả về sau - có nhiều ý kiến cho rằng lý do là ở chỗ Mỹ không tham gia. Mục đích chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là bảo đảm an ninh thế giới.

Nhiệm kỳ của Truman

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Phó tổng thống Harry S. Truman lên thế. Truman là một người có quan điểm cứng rắn, nhiều lúc cực đoan chứ không mềm dẻo như tổng thống tiền nhiệm (chú ý rằng đường lối của Truman ảnh hưởng nhiều đến cách chính sách của Mỹ thời hậu chiến và trong Chiến tranh Lạnh).

Hội nghị Potsdam

Truman gặp Stalin lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7 năm 1945. Đại diện của Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh.

Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Stalin tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa của Stalin về bầu cử tự do tại Ba Lan.

Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Stalin - mặc dù đã biết điều này thông qua các gián điệp ở Mỹ

Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman.

Quan điểm của Liên Xô

Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia đồng minh xung quanh họ vì vấn đề an ninh.

Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là truyền bá tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó.

Stalin bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, vô tình ông sẽ đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Stalin ủng hộ sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âuchâu Á sau này.

Liên bang Xô Viết và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô giúp các nước Đông Âu thoát khỏi quân phát xít, đồng thời chính quyền theo đường lối cộng sản chủ nghĩa cũng được thiết lập tại các nước này.

Albania và Bulgaria

Albania, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản bị loại trừ vào những năm chiến tranh, sau này được Stalin thiết lập lại. Khi bầu cử diễn ra các năm sau đó, những nhà lãnh đạo chống cộng bị thất bại.

Bulgaria, chính phủ xã hội chủ nghĩa được thiết lập từ năm 1944 đến 1948.

Tiệp Khắc

Tiệp Khắc có truyền thống chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước thế chiến, nhưng việc bị Anh - Pháp bỏ rơi khiến người Tiệp Khắc quay sang ủng hộ Liên Xô. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1946, các nhà lãnh đạo đảng cộng sản giành được 40% tổng số phiếu, đủ để thành lập chính phủ mới. Sau này các đảng viên lên thay thế nhiều vị trí trong bộ Công an, cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, họ tổ chức các cuộc mít-tinh, đình công v.v. Đến năm 1948, Tiệp Khắc trở thành một nước có chính phủ cộng sản chủ nghĩa.

Hungary và Romania

Cuối năm 1945, tại Hungary các người cộng sản thất bại trong cuộc bầu cử, các lực lượng Xô Viết vẫn được giữ lại. Họ yêu cầu đưa đảng cộng sản lên nắm bộ Công an. Việc bắt giữ những phần tử chống cộng có thể đã giúp các người cộng sản lên nắm chính quyền vào cuộc tái bầu cử năm 1947.

Hồng quân Liên Xô cũng được lưu lại ở România. Năm 1945, vua của Romania bị buộc phải phong quyền thủ tướng cho một người cộng sản, hai năm sau nhà vua bị buộc phải thoái vị. Chế độ quân chủ của Romania chấm dứt

Tây Đức và Đông Đức

Cuối năm 1944 đầu năm 1945, Đồng Minh đã quyết định việc chia cắt nước Đức sau chiến tranh. Nước Đức được chia thành 4 vùng chiếm đóng. Vào tháng 7 năm 1948, ba nước Mỹ, AnhPháp hợp nhất ba vùng chiếm đóng của họ và thành lập nên nước nước Cộng hòa Liên bang Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và thân phương Tây. Vào ngày 7 tháng 10 vùng Liên Xô chiếm đóng ở phía đông thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và trở thành một nhà nước vệ tinh của Liên Xô.

Phần Lan và Nam Tư

Phần Lan được giữ độc lập với Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. Năm 1948, Phần Lan ký hiệp ước với Liên Xô, cam kết không gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào để chống Liên Xô.

Nam Tư cũng tương đối độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên quốc gia này vẫn dưới sự lãnh đạo của một chính quyền cộng sản với người lãnh đạo Josip Broz, hay còn được biết đến như là Tito. Tito chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội không dựa vào Liên Xô và không áp dụng mô hình kinh tế của Liên Xô giống như các nước Đông Âu khác. Vào năm 1948, Stalin muốn lật đổ Tito nhưng thất bại và chấp nhận sự lãnh đạo của Tito.

Tóm lại, sau chiến tranh thế giới thứ 2, một loạt các nhà nước xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô đã được thành lập ở Đông Âu, bao gồm:

Ban đầu, Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito đã đứng về phía Liên Xô, tuy nhiên sau chia rẽ Tito-Stalin năm 1948 thì nhà nước này đã theo đuổi một chính sách trung lập.

Bức màn Sắt

Trong một bài diễn văn vào tháng 2 năm 1946. Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị sụp đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lực lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn thúc đẩy sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản bằng cách ủng hộ các phong trào cánh tả, các phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Tây Âu.

Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn là một nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong chính trị Anh) đưa ra ý kiến phản bác lại Stalin, và sự thành lập "Bức màn Sắt" là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Stalin lôi kéo các nước khác ở châu Âu theo chủ nghĩa cộng sản, điều mà ông gọi là Bức màn sắt, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị ở phía Đông châu Âu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Lạnh http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-274/conflict_war/c... http://www.moreorless.au.com/killers/ceausescu.htm... http://www.bookofhorriblethings.com/ http://www.brill.com/legacy-nuremberg-civilising-i... http://www.britannica.com/eb/article-32981 http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/ http://www.conelrad.com/ http://www.emadbaghi.com/en/archives/000592.php#mo... http://books.google.com/books?id=SvSZHgAACAAJ&dq=D... http://books.google.com/books?id=WDgBBzWQ2DAC&pg=P...